Đái tháo đường là một bệnh rối loạn chuyển hóa mạn tính, xảy ra khi nồng độ đường trong máu tăng cao hơn mức bình thường. Nếu không được kiểm soát tốt, đường huyết cao kéo dài có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm đến tim mạch, thận, mắt, thần kinh và cả bàn chân. Để kiểm soát và điều trị bệnh Đái tháo đường, dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng. Một chế độ ăn hợp lý không chỉ giúp ổn định đường huyết mà còn phòng ngừa biến chứng. Dưới đây là một số nguyên tắc cơ bản:
- Ăn đúng giờ, chia nhỏ bữa:
- Nên chia nhỏ bữa ăn từ 4 – 6 bữa, nên ăn bữa phụ buổi tối để tránh hạ đường huyết ban đêm.
- Ăn điều độ đúng giờ, không để đói quá, không để no quá.
- Kiểm soát lượng carbohydrate (chất bột đường)
- Ưu tiên carbohydrate phức như: Gạo lứt, ngô, khoai (khoai lang, khoai sọ), sắn, ngũ cốc nguyên cám… các loại quả có chỉ số đường huyết thấp như: ổi, dưa chuột, bưởi,…
- Hạn chế: Bánh mỳ trắng, miến dong, khoai tây, các loại quả sấy, các loại quả có chỉ số đường huyết cao: nhãn, vải, mít, hồng xiêm, na,… vì dễ làm tăng đường huyết nhanh.
- Ăn nhiều rau xanh để làm chậm hấp thu đường huyết, lưu ý nên ăn rau trước khi ăn cơm.
- Chất đạm
- Nên dùng: thịt nạc, cá, trứng, đậu phụ, sữa không đường. Ăn từ 3- 4 bữa cá/ tuần.
- Hạn chế: Thịt đỏ nhiều mỡ, nội tạng động vật.
- Chất béo
- Nên dùng: dầu thực vật (dầu oliu, dầu đậu nành), hay các loại hạt: hạt óc chó, hạnh nhân.
- Hạn chế: dùng mỡ động vật, bơ động vật, đồ chiên rán.
- Hạn chế muối
- Tránh các món mặn: mỳ tôm, nước chấm thức ăn đóng hộp, dưa muối, cà muối,…
- Uống đủ nước, uống ít nhất 1 lít nước/ngày, kiêng các loại nước ngọt.
7. Kiểm soát cân nặng – Tăng cường vận động, hạn chế các chất kích thích: rượu, bia, cà phê, … và các thực phẩm có ga.